Những ưu nhược điểm của kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn phải chú trọng đến hệ thống kênh phân phối để đưa sản phẩm ra thị trường. Kênh phân phối sẽ là yếu tố quan trọng giúp tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay không biết nên sử dụng kênh phân phối truyền thống hay hiện đại. Và bài viết này Winmap sẽ phân tích để bạn có thể hiểu rõ hơn về hai kênh phân phối này!

Kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Song song với kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối hiện đại. Vậy kênh phân phối truyền thống là gì? Có những điểm khác biệt như thế nào so với kênh phân phối hiện đại?

Đôi nét về kênh phân phối truyền thống

Phân phối truyền thống là kênh phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một mạng lưới với sự kết hợp của nhà sản xuất với các đơn vị phân phối như: cửa hàng, đại lý, đơn vị bán lẻ, đơn vị bán buôn. Hệ thống phân phối này khá phức tạp và được phân chia thành nhiều cấp khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là kênh phân phối phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 

kênh phân phối truyền thống

Dưới đây là 3 cấp phân phối trong hệ thống phân phối truyền thống được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng.

Kênh phân phối 1 cấp: Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm thiểu chi phí cho các đơn vị phân phối cũng như phù hợp với quy mô doanh nghiệp mình thì họ sẽ lựa chọn mô hình phân phối có sự tham gia của: nhà sản xuất, đơn vị bán lẻ và người tiêu dùng. 

  • Nhà sản xuất => Đơn vị bán lẻ => Khách hàng

Nếu như quy mô của doanh nghiệp lớn hơn thì họ sẽ lựa chọn kênh phân phối 2 cấp. Ngoài nhà sản xuất và người tiêu dùng thì sẽ có sự xuất hiện của 2 đơn vị phân phối trung gian đó là nhà bán buôn, nhà bán lẻ và khách hàng.

  • Nhà sản xuất => Đơn vị bán buôn => Đơn vị bán lẻ => Khách hàng

Và cuối cùng là kênh phân phối 3 cấp với sự tham gia của trung gian phân phối nhiều hơn, đa dạng các cấp phân phối hơn. Nhà sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa đến cho các đại lý, đơn vị bán buôn sau đó hàng hóa mới được chuyển đến nhà bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng.

  • Nhà sản xuất => Đại lý => Đơn vị bán buôn => Đơn vị bán lẻ => Khách hàng

Phân phối hiện đại là kênh phân phối như thế nào?

Khác với kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại là sự kết hợp giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối thành một thể thống nhất. Khi sản phẩm được sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối hiện đại với sự kết hợp của công nghệ 4.0 sẽ mang sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các kênh trực tiếp và online như sàn thương mại điện tử, chuỗi siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi,…

kênh phân phối hiện đại

Ưu điểm của kênh phân phối truyền thống

Mỗi kênh phân phối lại có những ưu, nhược điểm riêng. Nắm được những ưu nhược điểm của kênh phân phối sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho doanh nghiệp mình. Vậy kênh phân phối truyền thống có những ưu, nhược điểm gì?

Ưu điểm của kênh phân phối truyền thống

  • Với hệ thống phân phối đa dạng, nhiều cấp bậc, nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều chi phí để xây dựng một hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm của mình. 
  • Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể tập trung vào công việc sản xuất, đầu tư chi phí cho việc quản lý cũng sẽ thấp hơn so với các hình thức phân phối khác.
  • Với kênh phân phối truyền thống, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng các sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất mà không cần phải lo lắng về sự xuất hiện của các loại hàng giả, hàng nhái.

kênh phân phối truyền thống

Nhược điểm của phân phối truyền thống

Bên cạnh những ưu điểm thì phân phối truyền thống cũng tồn tại những nhược điểm như:

  • Hệ thống phân phối của kênh phân phối truyền thống có quá nhiều cấp bậc cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề quản lý và kiểm soát về giá cả của hàng hóa và tỷ lệ chiết khấu cho bên trung gian phân phối. 
  • Ngoài ra, kênh phân phối truyền thống thường sử dụng tiền mặt làm phương thức thanh toán chính. Người mua sẽ phải đến tận điểm bán để mua hàng và thanh toán trực tiếp. Điều này sẽ gây bất tiền hơn cho người tiêu dùng khi mà hiện nay các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến hơn trên thị trường mua sắm. 

Ưu nhược điểm của kênh phân phối hiện đại

Ưu điểm của kênh phân phối hiện đại

  • Trái ngược với kênh phân phối truyền thống. Kênh phân phối hiện đại giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn. 
  • Các sản phẩm hàng hóa cũng được phân phối theo cách chuyên nghiệp, thông qua hệ thống phân phối online từ các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng phủ rộng thương hiệu đến với các khách hàng của mình. 
  • Không những thế, phân phối hiện đại sẽ thống nhất một mức giá bán, người tiêu dùng có thể dễ dàng nắm bắt giá cả, các chương trình khuyến mãi nhanh chóng, thuận tiện.
  • Hình thức thanh toán của kênh phân phối hiện đại cũng linh động hơn, người tiêu dùng có thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, thanh toán tiền mặt,… 

kênh phân phối hiện đại

Nhược điểm của kênh phân phối hiện đại

Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp lựa chọn các kênh phân phối như chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị thì sẽ giới hạn người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với người tiêu dùng ở những khu vực nông thôn. Từ đó khiến cho người tiêu dùng khó có thể tiếp cận với sản phẩm của mình. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng tốn nhiều chi phí hoa hồng cho kênh phân phối hiện đại.

Phần mềm DMS Winmap

phần mềm Winmap DMS

Với hệ thống kênh phân phối đa dạng như kênh phân phối truyền thống thì buộc doanh nghiệp phải tìm cho mình một giải pháp để kiểm soát và quản lý sao cho phù hợp. Phần mềm DMS Winmap ra đời sẽ là công cụ giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và đo lường các tiêu chí như:

  • Giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý quy trình của các đơn vị phân phối trong hệ thống
  • Quản lý thông các thông tin về khách hàng, chuỗi cửa hàng, siêu thị ,….
  • Bên cạnh đó, phần mềm DMS Winmap còn hỗ trợ nâng cao chất lượng quản lý, tăng khả năng tìm kiếm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về kênh phân phối truyền thống và hiện đại để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình một kênh phân phối phù hợp, hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *