Bạn là một nhà thiết kế website, phát triển website, phát triển game hay hệ thống lập trình… Bạn muốn có một máy chủ để quản lý, tạo ra không gian chia sẻ dữ liệu chung giữa các máy trong cùng hệ thống. Tuy nhiên, việc sử dụng máy chủ vật lý lại khá tốn kém. Việc xây dựng, cài đặt VPS sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nhưng cài đặt nó lại không hề đơn giản như share hosting… Hãy cùng tìm hiểu cách cài đặt VPS qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cách cài đặt VPS nhanh nhất
Hiện nay, có 2 cách cài đặt VPS mà bạn có thể sử dụng đó là cài đặt VPS tự động và cài đặt VPS thủ công. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết 2 cách cụ thể như sau:
– Cài đặt VPS tự động
Cài đặt tự động
Đây là cách đơn giản và được sử dụng phổ biến vì nó không cần dùng đến các thao tác quá lằng nhằng hay cầu kỳ, phức tạp. Những người không biết về công nghệ hoặc những người mới bắt đầu đều có thể thực hiện dễ dàng.
Bạn tiến hành cài đặt VPS thông qua control panel thông qua thiết lập vài câu lệnh đơn giản: bash script, chỉ cần đợi nó tự động chạy là xong. Bạn có thể tìm bash script trên cộng đồng liên quan đến VPS do một số cá nhân tự tạo.
Đồng thời, bạn cũng dễ dàng quản lý user, client, reseller tương tự như qua cPanel hay qua Bash script.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là nhanh, đơn giản, quan sát được giao diện trực quan của web.
Nhược điểm: tốn dung lượng của Ram và gặp nhiều vấn đề khác liên quan đến bảo mật.
– Cài đặt VPS thủ công trên từng loại server
Cài đặt thủ công
Đây là phương pháp tối ưu được khuyên dùng bởi nó đảm bảo được tính hiệu quả và tính bảo mật cao hơn. Tuy nhiên, thời gian setup sẽ mất nhiều hơn.
Nếu bạn đang tìm hiểu và thực hiện cài đặt VPS từ căn bản thì bước đầu nên cài đặt web server: LAMP và LEMP. Nâng cao hơn thì sẽ cài đặt qua script tự động.
+ Cài đặt LEMP trên nền CentOS, webserver của nó là nginx nên nó có hiệu suất và tốc độ cao hơn rất nhiều so với Apache.
+ Cài đặt LAMP trên nền CentOS sẽ bổ ích và thuận tiện cho những bạn đã quen, thành thạo với việc sử dụng Apache hay code có sử dụng nhiều rule htaccess.
Đặc biệt, phương pháp này nó đòi hỏi bạn có kỹ năng về phần mềm để cài đặt server và tối ưu các server này một cách hiệu quả nhất.
2. Một số lưu ý không thể bỏ qua khi cài đặt VPS
Bỏ túi ngay một vài lưu ý sau khi cài đặt VPS nhé!
– Thao tác với database
Bạn có 2 cách thao tác với database đó là hiện đại và truyền thống:
+ Hiện đại, có thể thực hiện thao tác khởi tạo database, user qua phpMyAdmin và tài khoản MySQL root.
+ Phương pháp cổ điển là sử dụng các dòng lệnh sẵn có. Bạn có thể tìm kiếm trên google với nội dung: câu lệnh MySQL cần phải biết.
– Tối ưu hệ thống server
Sau khi đã tiến hành cài đặt xong VPS, bạn cần thực hiện thao tác sao cho VPS hoạt động tối ưu nhất. Bạn có thể thực hiện tối ưu qua: MySQL Query Cache hoặc qua PHP với Zend OPcache.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn khi bắt đầu làm quen với VPS hay biết cách để cài đặt VPS sao cho hiệu quả nhất.